for TeachersNEWSRESOURCES

Hands-on: Nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích trong học tập của viết tay so với đánh máy

Viết bằng tay mang lại lợi ích trong học tập

Ghi chú bằng tay trong lớp có vẻ lạc hậu khi công nghệ số hóa gần như mọi khía cạnh của việc học. Nhưng một loạt nghiên cứu gần đây cho thấy việc ghi chép bằng bút và giấy—hoặc ngay cả dùng bút cảm ứng và máy tính bảng—vẫn là cách tốt nhất để học, đặc biệt là đối với trẻ em. Và các nhà khoa học đang tìm hiểu lý do đằng sau điều này.

Trong một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Frontiers in Psychology, các nhà khoa học đã theo dõi hoạt động não của học sinh khi ghi chép và phát hiện ra rằng những người viết bằng tay có mức hoạt động điện não cao hơn trên những vùng não liên kết với nhau. Những phát hiện này minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc dạy trẻ em viết chữ và dạy khả năng vẽ cho chúng.

Nghiên cứu mới này tiến hành dựa trên một nghiên cứu năm 2014 cho rằng mọi người có thể đánh máy nhanh mà không cần suy nghĩ nhiều về những gì họ đang viết—nhưng việc phiên chép bằng tay lại chậm hơn và khiến họ phải chú ý tích cực và xử lý thông tin nhận được. Hành động của việc xây dựng kiến thức một cách có ý thức này có thể giúp học sinh dễ dàng tập trung và nắm bắt các khái niệm mới.

Để hiểu rõ sự khác biệt của hoạt động não trong hai phương pháp ghi chép, các nhà nghiên cứu đã gắn 256 điện cực vào tóc của những người tham gia. Các cảm biến này cho phép các nhà khoa học ghi lại hoạt động não của 36 sinh viên khi họ viết hoặc gõ từ ngữ được hiển thị trên màn hình. Khi học sinh viết tay, các cảm biến đã ghi nhận sự kết nối rộng khắp của bộ não bao gồm các vùng thị giác, các vùng nhận và xử lý thông tin giác quan, và vùng vỏ não kiểm soát vận động. Vùng cuối cùng này điều khiển chuyển động cơ thể và tích hợp vận động cảm giác, giúp bộ não chúng ta sử dụng thông tin của môi trường để thông báo hành động tiếp theo của một người. Tuy nhiên, việc đánh máy lại chỉ gây ra hoạt động tối thiểu trong những vùng não này.

‘Khi bạn đang đánh máy, sự chuyển động đơn giản của các ngón tay được sử dụng trong việc tạo ra mỗi chữ cái là giống nhau, trong khi khi bạn viết tay, bạn ngay lập tức cảm nhận được cảm giác cơ thể khi tạo ra một chữ ‘A’ hoàn toàn khác với việc tạo ra một chữ ‘B’,’ Audrey Van Der Meer, đồng tác giả nghiên cứu, một nhà tâm lý học thần kinh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy nói. Cô ấy lưu ý rằng trẻ em đã học cách đọc và viết bằng cách chạm vào máy tính bảng thường gặp khó khăn trong việc phân biệt các chữ cái trông giống nhau hoặc là các chữ có hình ảnh đối xứng của nhau, như ‘b’ và ‘d’.”

Trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em dường như học tốt hơn khi được yêu cầu viết ra chữ cái hoặc vẽ các hình ảnh khác bằng cách sử dụng ngón tay và bàn tay của chúng kết hợp với nhau. Sophia Vinci-Booher, một nhà khoa học thần kinh – giáo dục tại Đại học Vanderbilt nói rằng nghiên cứu gần đây đã làm nổi bật mối liên kết rõ ràng giữa hành động vận động và nhận thức khái niệm: ‘khi bạn vẽ một chữ cái hoặc viết một từ, bạn đang sử dụng sự hiểu biết về cảm quan của một cái gì đó và sử dụng hệ thống vận động của bạn để tạo ra nó.’ Việc sáng tạo này sau đó được đưa trở lại vào hệ thống thị giác, nơi nó được xử lý lại – củng cố mối liên kết giữa hành động và hình ảnh hoặc từ ngữ liên quan đến nó.

Vinci-Booher lưu ý rằng những phát hiện mới không có nghĩa là công nghệ luôn là một bất lợi trong lớp học. Máy tính xách tay, điện thoại thông minh và các thiết bị khác có thể hiệu quả hơn để viết luận hoặc thực hiện nghiên cứu và có thể cung cấp quyền truy cập công bằng hơn vào các nguồn tài nguyên giáo dục. Nhưng mọi người đang ngày càng ‘giao phó’ các nhiệm vụ nhận thức lên các thiết bị số, như chụp một bức ảnh thay vì ghi nhớ thông tin, theo lời Yadurshana Sivashankar, nhà  nghiên cứu về chuyển động và trí nhớ tại Đại học Waterloo ở Ontario. ‘Nếu chúng ta không tích cực sử dụng những khu vực não bộ này, thì chúng sẽ suy giảm theo thời gian, dù đó là trí nhớ hay kỹ năng vận động.’

Cuối cùng, Vinci-Booher nói, ‘Tôi nghĩ chúng ta nên cho trẻ em tham gia vào các hoạt động vẽ và viết tay, đặc biệt là ở trường mẫu giáo khi trẻ mới bắt đầu học về chữ cái. Việc cho trẻ tận dụng hệ thống vận động và các hoạt động sáng tạo thực sự ảnh hưởng đến việc học tập của chúng.'”

— Charlotte Hu

Source: May 2024, scientificamerican.com, page 13

Original article:

Hands-on: Writing by hand comes with learning benefits

HANDWRITING NOTES in class might seem anachronistic as digital technology subsumes nearly every aspect of learning. But a steady stream of research suggests that taking notes with pen and paper—or even stylus and tablet—is still the best way to learn, especially for young children. and scientists are zeroing in on why.

For a study published recently in Frontiers in Psychology, scientists monitored brain activity in students taking notes and found that those writing by hand had higher levels of electrical activity across many interconnected brain regions. The findings add to a body of evidence that demonstrates the importance of teaching children to handwrite words and draw their own pictures.

The new research builds on a foundational 2014 study that suggested people may type notes quickly, without thinking much about what they’re writing—but transcribing in longhand is slower and makes them actively pay attention to and process the incoming information. This conscious action of building on existing knowledge can make it easier for students to stay engaged and grasp new concepts.

To understand specific brain-activity differences during the two note-taking approaches, the authors of the new study sewed 256 electrodes into a hairnet. These sensors let the scientists record 36 students’ brain activity as they wrote or typed words displayed on a screen. When students wrote by hand, the sensors picked up widespread brain connectivity spanning visual regions, regions that receive and process sensory information, and the motor cortex. This last area handles body movement and senso rimotor integration, which helps the brain use environmental inputs to inform a person’s next action. Typing, however, resulted in minimal activity in these brain regions.

“When you are typing, the same simple movement of your fingers is involved in producing every letter, whereas when you’re writing by hand, you immediately feel that the bodily feeling of producing an ‘A’ is entirely different from producing a ‘B’,” says study co-author Audrey Van Der Meer, a neuropsychologist at the norwegian University of Science and technology. She notes that children who have learned to read and write by tapping on a digital tablet “often have difficulty distinguishing letters that look a lot like each other or that are mirror images of each other, like the ‘b’ and the ‘d’.”

Across many contexts, studies have shown that kids appear to learn better when they’re asked to produce letters or other visual items using their fingers and hands in a coordinated way. Vanderbilt University educational neuroscientist Sophia Vinci-Booher says the recent study highlights the clear tie between motor action and conceptual recognition: “as you’re drawing a letter or writing a word, you’re taking this perceptual understanding of something and using your motor system to create it.” That creation is then fed back into the visual system, where it’s processed again—strengthening the connection between an action and the images or words associated with it.

Vinci-Booher notes that the new findings don’t mean technology is always a disadvantage in the classroom. Laptops, smartphones, and other such devices can be more efficient for writing essays or conducting research and can offer more equitable access to educational resources. But people are increasingly “off-loading” cognitive tasks onto digital devices, such as by taking a photograph instead of committing information to memory, says yadurshana Sivashankar, who studies move ment and memory at the University of Waterloo in ontario. “If we’re not actively using these areas, then they are going to deteriorate over time, whether it’s memory or motor skills.”

Ultimately, Vinci-Booher says, “I think there’s a very strong case for engaging children in drawing and handwriting activities, especially in preschool and kindergarten when they’re first learning about letters. There’s something about engaging the fine-motor system and production activities that really impacts learning.”

— Charlotte Hu